Giáo án Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).

- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.

2. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Yêu thích văn miêu tả.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

- GV: Tranh ảnh 1số đồ vật.

- HS : Sách + vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.

- Gv nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Luyện tập thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

- Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).

 - Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi  

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài 

- Yêu cầu HS trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài









- GV gợi ý cho HS hỏi:

+ Bài văn mở bài theo kiểu nào?

+ Bài văn kết bài theo kiểu nào?

+ Bạn có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?

+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo trình tự nào?

+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài

- Cho HS chia sẻ yêu cầu:

+ Đề bài yêu cầu gì?


+ Bạn chọn đồ vật nào để tả?

- Yêu cầu HS tự làm bài


- Gọi HS đọc bài của mình

- GV nhận xét chữa bài cho từng HS


- HS đọc yêu cầu của bài 

- 2 HS cùng bàn trao đỏi thảo luận, làm bài 

- HS trình bày kết quả 

a)+  Mở bài: Tôi có một người bạn... màu cỏ úa 

+  Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba…. của ba

+  Kết bài: mấy chục năm qua …. Và cả gia đình tôi.

b)+  Các hình ảnh so sánh là: Những đường khâu đều đặn như khâu máy, Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân…; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y như chiếc…; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba. 

+ Các hình ảnh nhân hoá: (cái áo),người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

+ Mở bài kiểu trực tiếp

+ Kết bài kiểu mở rộng

+Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế


+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo

+ Có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh


- HS đọc yêu cầu

- Cả lớp theo dõi

+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật

+  HS nói tên đồ vật mình chọn

- HS cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS làm vào bảng nhóm 

- HS  làm bảng nhóm đọc bài của mình

- 3 đến 5 HS đọc bài của mình làm trong vở.

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả đồ vật.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà lựa chọn một đồ vật thân thuộc khác để tả.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: